Lịch sử Internet
Website 1.0 là website chỉ tương tác một chiều, có nghĩa là người dùng chỉ lên đó đọc thông tin từ website mà không có tương tác qua lại người dùng dùng và website cũng như những người dùng khác với nhau.
Web 2.0 (còn được gọi là web tham gia hay web xã hội) cho phép người dùng tương tác và cộng tác với nhau thông qua đối thoại trên phương tiện truyền thông xã hội với tư cách là người tạo nội dung trong cộng đồng ảo.
Web 3.0 (hay Web 3 – Semantic Web) là thế hệ thứ 3 của Internet. Web 3.0 hứa hẹn tối ưu hơn nhờ áp dụng trí tuệ nhân tạo AI, Machine Learning nhằm mang lại trải nghiệm nhanh chóng và cá nhân hóa hơn cho người dùng. Web 3.0 còn sử dụng hệ thống bảo mật blockchain và tiến tới Metaverse (vũ trụ ảo) đưa Internet trở nên giống với đời thực.

Các loại Social Media
– Social Community: Nền tảng nổi bật của nhóm này có thể kể đến như Facebook, Tiktok, Instagram, Twitter,… Các trang mạng xã hội cung cấp tới người dùng môi trường tương tác đa chiều. Người dùng có thể chia sẻ thông tin, kết nối với nhau, để lại đánh giá, trò chuyện.
– Social Publishing: Có vai trò cung cấp thông tin hữu ích tới người dùng thông qua Blog, microsite, website, tin tức… người làm tiếp thị phổ biến các nội dung tới người dùng của mình.
– Social Commerce: Hướng tới mục đích hỗ trợ mua bán, thực hiện giao dịch. Social Commerce cho phép người dùng đánh giá, phản hồi sản phẩm và thực hiện mua sắm ngay trên mạng xã hội. Nó được kết hợp giữa Social Media (mạng xã hội) và E-commerce (thương mại điện tử)
– Social Entertainment: Ra đời với vai trò cung cấp tới người dùng nội dung giải trí, thỏa mãn nhu cầu vui chơi. Ví dụ như web chơi game online, chia sẻ video, ca nhạc,…
Lợi ích Mạng xã hội
– Kinh doanh và tiếp thị sản phẩm: Các nền tảng thuộc Social Media cho phép doanh nghiệp nhanh chóng quảng bá sản phẩm và dịch vụ của mình tới nhiều đối tượng. Trong một số ngành nghề (báo chí, trang tin) thì nội dung được tạo trên mạng xã hội chính là sản phẩm.
– Thu hút khán giả: Có thể thấy rõ ở mảng giải trí, phương tiện truyền thông giúp các doanh nhân và nghệ sĩ xây dựng khán giả cho tác phẩm của họ. Tận dụng tính năng cho phép tự do chia sẻ, đăng tải nội dung, các sản phẩm được lan tỏa rộng rãi mà không cần thủ tục cầu kì.
– Tăng khả năng hiển thị: Việc thực hiện tương tác trên các nền tảng, dễ dàng giao tiếp và trao đổi ý tưởng hoặc nội dung giúp cải thiện hiển thị tốt hơn.
– Tăng traffic cho website: Một nội dung chất lượng và được phân phối trên các phương tiện xã hội truyền thông Social Media sẽ tác động mạnh mẽ đến người dùng và khiến họ phải tò mò và click vào trang web của bạn. Điều này giúp tăng traffic cho website đồng thời giúp website lọt top google một cách nhanh chóng và thu hút được khách hàng mới.
– Miễn phí: Các doanh nghiệp sẽ không phải mất bất kỳ chi phí nào để chia sẻ thông tin hay quảng bá sản phẩm của mình trên các nền tảng phương tiện xã hội truyền thông. Đối với các đơn vị nhỏ lẻ chưa có nhiều kinh phí thì social media sẽ được tận dụng triệt để để tìm kiếm và xây dựng mối quan hệ lâu dài với khách hàng, đối tác.
Ứng dụng cơ bản
Social media hỗ trợ hiệu quả cho chiến lược Marketing tổng thể, đặc biệt là Digital Marketing. Một số ứng dụng mang lại hiệu ứng cộng hưởng, thúc đẩy hiệu quả rõ rệt như:
– Nâng cao nhận thức về thương hiệu.
– Cải thiện khả năng tương tác của khách hàng.
– Cung cấp cơ hội thực hiện quảng cáo hiệu quả cho doanh nghiệp.
– Nghiên cứu thị trường thông qua ý kiến đánh giá của khách hàng.
– Hỗ trợ phát triển sản phẩm mới
Tư duy dùng Social Media


Know it
Do it
Crack it
Repeat